Chào mừng bạn đã đến với PR SPORT !

Cách chọn giày chạy bộ chuẩn nhất cho người mới tập

Đăng bởi Công ty Cổ Phần PR Sport vào lúc 23/02/2023
Cách chọn giày chạy bộ chuẩn nhất cho người mới tập

Chúng tôi có những khách hàng, những người bạn đã từng mua những đôi giày chạy khá đắt tiền, tuy nhiên khi mang đi tập thì lại xảy ra vấn đề đó là chấn thương, bị đau bàn chân, ngón chân, cổ chân hay là những bộ phận khác. Mỗi một mẫu giày mà các hãng sản xuất ra sẽ không phù hợp với tất cả người sử dụng. Nó sẽ phù hợp với người này, nhưng lại không hợp với người kia.

Chúng ta chưa nói về vấn đề thẩm mỹ, mà khi chọn một mẫu giày không phù hợp với kiểu chân chúng ta, thì đôi giày đó sẽ không sử dụng được đúng hiệu năng của nó, và rất dễ gây chấn thương khi chạy với cường độ cao.

Vậy làm thế nào để chọn được kiểu giày phù hợp cho người mới bắt đầu tập chạy?

1. Xác định kiểu bàn chân khi tiếp đất để chọn giày phù hợp cho người mới tập chạy bộ.

Pronation-Là kiểu lăn bàn chân vào trong để phân bổ lực tác động khi tiếp đất, mỗi người sẽ có một kiểu tiếp xúc khác nhau và đây là một trạng thái tự nhiên của cơ thể. Trung bình, vòm bàn chân của bạn sẽ hấp thụ và nâng đỡ gấp 3 lần trọng lượng cơ thể, do đó những người có bàn chân lăn vào trong quá nhiều hoặc không đủ sẽ dễ gặp phải chấn thương khi chạy do khả năng hấp thụ sốc kém hiệu quả

Khoảng 60% người chạy bộ gặp phải vấn đề này. Cho nên việc đầu tiên khi tìm mua một đôi giày chạy bộ là phải xác định được kiểu chân của mình.

1.1 Các kiểu bàn chân thông thường hay gặp nhất

a. Lưu ý kiểu bàn chân bình thường-Phẳng-chân vòm khi chọn giày chạy bộ.

Chúng ta dễ dàng có thể phân biệt được các kiểu chân này khi quan sát trực tiếp bằng mắt.

b. Xác định các kiểu lăn bàn chân trên mặt đất để chọn giày chạy bộ phù hợp.

Nhìn vào hai hình trên, chúng ta sẽ hình dung ra được cách bàn chân lăn trên mặt đất theo những kiểu nào. Và từ đó chúng ta sẽ xác định được kiểu bàn chân của mình.

c. Các tác động và chấn thương đối với từng kiểu bàn chân khi chọn giày chạy bộ

- Kiểu bàn chân vòm-lật ngoài:

  • Mặt ngoài gót chân chạm đất với góc lớn, dẫn tới việc bàn chân không lăn vào trong hoặc lăn ít (nghiêng ra ngoài). Gây ra sự truyền lực lớn cho cẳng chân.
  • Hấp thụ lực tác động: Ngón chân hấp thụ ít lực tác động hơn phần bên ngoài bàn chân
  • Chấn thương dễ gặp phải: Viêm cân gan chân, nẹp bàn chân, căng mắt cá chân.

- Kiểu bàn chân bình thường:

  • bàn chân tiếp đất ở bên ngoài gót chân, sau đó lăn vào trong (nâng lên) để hấp thụ chấn động và trọng lượng cơ thể.
  • Hấp thụ lực tác động: Phân phối đều lực từ phía trước của bàn chân
  • Chấn thương: Ít xảy ra chấn thương hơn, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra.

- Kiểu bàn chân bẹt, vòm thấp

  • bàn chân tiếp đất ở bên ngoài gót chân, sau đó lăn vào trong quá mức (chếch vào trong) truyền trọng lượng vào mép trong bàn chân thay vì phân bố đều tại ball of the foot (phần đệm giữa vòm và ngón chân)
  • Hấp thụ lực tác động: Ngón chân cái và ngón chân thứ 2 hấp thụ nhiều lực tác động hơn
  • Chấn thương: nẹp ống chân, viêm cân gan chân, gai gót chân, gai xương gót chân.

2. Chọn kiểu giày phù hợp với kiểu bàn chân của bạn như nào chuẩn nhất?

Nếu bạn không biết kiểu chân của mình, có thể mua một đôi giày Neutral shoes, bởi vì giày trung tính có thể đáp ứng đa phần nhu cầu sử dụng tập luyện của bạn, với những bài tập không quá căng thẳng, cường độ tập luyện không quá cao.

2.1 Các kiểu giày chạy bộ

  • Neutral shoes: Dành cho những người tập nhẹ nhàng, và tốt nhất cho những người có bàn chân bình thường (không quá bẹt, không quá vòm) hoặc những người có xu hướng bàn chân lăn hơi lệch ra ngoài. Kiểu này thì thường không có các cấu tạo tính năng giúp kiểm soát chuyển động như medial posts...
  • Stability shoes: Những đôi giày có cấu tạo ổn định để kiểm soát độ nghiêng, Có nhiều thanh ổn định từ bên này sang bên kia và gót giày (thông thường bằng nhựa, cao su kết hợp). Mẫu này tốt cho những người chân bẹt nhẹ hoặc hơi bẹt.
  • Motion control shoes: Đây là mẫu giày ổn định nhất để dành cho những bàn chân bẹt nghiêm trọng. Được thiết kế để chịu lực nặng hơn ở khu vực vòm cũng như gót giày để khắc phục tình trạng bàn chân lật trong quá nhiều. Giày này không cho phép bàn chân chuyển động nhiều và không linh hoạt, thông thường những đôi giày này sẽ rất nặng và bền.

2.3 Cách chọn giày chạy bộ cho bàn chân phẳng

Nếu bạn có một bàn chân phẳng, hãy mua những kiểu giày

  • Motion control running shoes-kiểu giày kiểm soát chuyển động (thường phải đặt tại các cửa hàng chuyên dụng về giày chạy bộ)
  • Kiểu giày STABILITY RUNNING SHOES FOR OVERPRONATION

Ví dụ về một số mẫu giày phù hợp cho bàn chân phẳng như sau:

Adidas: Solar Glide ST, Solar Boost ST 19, Alphaboost...

Nike: Những đôi giày chạy ổn định như Nike Odyssey React và Nike Air Zoom Structure sử dụng đế giữa hơi cứng hơn một chút ở phía vòm bàn chân và một lớp xốp nhẹ hơn, mềm hơn ở bên ngoài. Nhờ đó, có thể hấp thụ tối đa lực tác động, giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng thừa, hỗ trợ duy trì chuyển động hợp lý.

2.4 Cách chọn giày chạy bộ cho bàn chân vòm cao

  • Cushioned running shoes-mẫu giày chạy có bộ đệm phù hợp
  • Neutral running shoes - mẫu giày dành cho chân bình thường vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của chân vòm cao

Các mẫu giày phù hợp có thể là: Adidas Ultraboost, Fluidflow Bounce, Solarglide 19, senseboost go. Nike pegasus 37, Nike winflo...

2.5 Cách chọn giày chạy bộ cho bàn chân thông thường

Với người có bàn chân thông thường thì có thể đi hầu hết các mẫu giày chạy bộ mà không cần phải quá đắn đo suy nghĩ.

  • bạn nên sử dụng giày chạy bộ ổn định Stability running shoes hoặc Neutral running shoes

2.6 Cách chọn giày chạy bộ bằng mắt thường

Một vài quy luật nhỏ để phân biệt các kiểu giày mà bạn có thể phân biệt bằng mắt thường (có một vài trường hợp ngoại lệ sẽ không hẳn là đúng)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo