Chào mừng bạn đã đến với PR SPORT !

CĂNG CƠ LÀ GÌ ? TRIỆU CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đăng bởi Công ty Cổ Phần PR Sport vào lúc 14/04/2023
CĂNG CƠ LÀ GÌ ? TRIỆU CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đau căng cơ là một dạng đau khá phổ biến mà mọi người thường gặp. Đặc biệt đây là tình trạng bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn với nhiều hội chứng đau phổ biến khác. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Chúng ta cần tìm hiểu rõ để chủ động phòng tránh căng cơ, hoặc chẩn đoán và điều trị kịp thời khi mắc phải.

Căng cơ là gì

Căng cơ là tình trạng các sợi cơ bị kéo căng quá giới hạn, vượt quá ngưỡng chịu đựng, trường hợp nặng có thể dẫn đến rách cơ.Tình trạng này khiến các cơ liên quan căng cứng không có khả năng thư giãn. Người bị căng cơ có thể bị sưng tấy và bầm tím gây đau buốt và cử động khó khăn. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng.

Tuy nhiên, chấn thương cơ cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, bất kể tuổi tác hay hoạt động thể chất trong cuộc sống hàng ngày như nâng tạ, leo cầu thang, chạy bộ, đạp xe…Các vị trí chấn thương cơ thường gặp bao gồm bắp đùi sau, háng, bắp chân, cơ lưng dưới, cơ bụng, cơ đùi sau và cơ cổ.

Nguyên nhân bệnh căng cơ

+ Không khởi động đúng cách trước khi thực hiện các hoạt động thể lực quá sức

+ Độ giãn cơ kém

+ Hoạt động quá mức đến mệt mỏi

Các triệu trứng gây căng cơ

Các triệu chứng của căng cơ bao gồm:

+ Bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương

+ Đau khi nghỉ ngơi

+ Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó

+ Gân cơ bị yếu

+ Hạn chế sử dụng cơ bắp

Hiện tượng đau căng cơ đùi sau

Căng cơ hoặc chấn thương cơ được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của nó

Căng cơ cấp độ 1 : Đây là chấn thương cơ nhẹ, chỉ gây ra một chút khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hay chức năng vận động của cơ bắp

Căng cơ cấp độ 2 : Đây là một chấn thương vừa phải có thể gây ra một chút khó chịu, thậm chí có thể có vết bầm tím và sưng tấy ở vùng bị chấn thương. Tùy vào vị trí căng cơ. Hạn chế về mặt di chuyển và phạm vi hoạt động của khớp. Không nên có những hoạt động ở cường độ cao.

Căng cơ cấp độ 3 : Đây là tình trạng căng cơ nghiêm trọng. Bị đau dữ dội, sưng phù, co giật và bầm tím

Các phương pháp điều trị căng cơ : Tùy theo mức độ căng cơ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau

Với chấn thương cơ cấp độ 1 , bạn có thể không cần nghỉ ngơi hoàn toàn mà chỉ cần điều chỉnh lại bài tập hoặc lịch trình tập luyện của mình.

+ Phương pháp nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi được khuyến khích trong giai đoạn cấp tính hoặc phục hồi sớm. Thời gian bạn cần nghỉ ngơi khi cơ bị chấn thương sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, nhưng thường là từ khoảng 1 đến 5 ngày.

Trong giai đoạn nghỉ ngơi của chấn thương cơ, thường khuyến khích tránh cố định vùng bị chấn thương bằng gạt hay nẹp. Điều này có thể dẫn đến sự cứng nhắc quá mức. Tuy nhiên nếu bạn có chấn thương nặng hoặc không thể thực hiện các chức năng của cuộc sống hàng ngày mà không gặp phải đau dữ dội, bạn nên tìm đến bác sĩ để có phương pháp trị liệu vật lý tốt hơn

+ Phương pháp chườm đá : Còn gọi là liệu pháp lạnh, có thể hữu ích trong điều trị cơ bị căng, đặc biệt trong giai đoạn cấp tính ban đầu ( 24 – 48h đầu ), vì nó có thể giảm đau, sưng và chảy máu trong. Hãy chắc chắn rằng khi bạn sử dụng đá, bạn luôn sử dụng một lớp vật liệu giữa da và túi đá để tránh bị tê cóng và ngăn ngừa bỏng lạnh

Chườm đá giúp giảm đau, giảm sưng 

+ Phương pháp bó chặt : Cố định cơ lạnh bằng gạt hoặc nẹp thường không được khuyến khích, nhưng nếu chấn thương cơ bị sưng đáng kể thì có thể thực hiện một số bó chặt cục bộ trong khoảng thời gian ngắn để thúc giúp đẩy loại bỏ dịch thừa khỏi vùng bị chấn thương.

+ Phương pháp kê cao chân tay : Nâng cao vùng bị chấn thương sẽ giúp giảm sưng nếu có. Tuy nhiên, điều quan trọng là cơ bị chấn thương phải nhận được đủ máu giàu oxy, vì vậy bạn không nên nâng cao chấn thương quá nhiều, đặc biệt là không kéo dài thời gian.

Khoảng thời gian ngắn 10 phút có thể hữu ích cho những người bị chấn thương cơ ở các cơ chân dưới, như cơ bắp chân và cơ đùi, vì những cơ này thường ở vị trí “ phụ thuộc “ trong đó chúng ở một độ cao thấp hơn tim, vì vậy chúng tự nhiên dễ bị sưng hơn

+ Sử dụng thuốc chống viêm : Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, các thuốc chống viêm như ibuprofen có thể giúp giảm sưng và làm giảm tạm thời đau. Tuy nhiên những loại thuốc này nên tránh khi cơ bị chấn thương trừ khi được bác sĩ hoặc bác sĩ vật lý trị liệu khuyến cáo cụ thể.

Bài tập phục hồi chức năng

Sau khi cơ được chữa lành, có thể bắt đầu kéo giãn nhẹ nhàng để giúp khôi phục tính linh hoạt và phạm vi chuyển động trong mô. Tuy nhiên, thường nên tránh kéo căng trong giai đoạn cấp tính và giai đoạn đầu lành thương vì nó có thể làm trầm trọng thêm chấn thương. Hãy bắt đầu với những bài chạy nhẹ thả lỏng hoặc đạp xe trong nhà để máu lưu thông, các cơ được hồi phục nhanh hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng căng cơ

Để phòng ngừa căng cơ , cần lưu ý các điều sau:

+ Hạn chế ngồi quá nhiều, tuân thủ lối sống lành mạnh, vận động nhiều hơn.

+ Khởi động trước khi tập thể dục, chơi thể thao giúp lưu lượng máu tăng lên, lượng oxy đến các tế bào cũng sẽ tăng lên, góp phần ngăn chặn sự hình thành và tích tụ các chất thải không mong muốn, giúp không gây đau cơ

+ Uống nước đầy đủ trong quá trình tập luyện để điều chỉnh thân nhiệt, đồng thời bôi trơn các khớp, giúp vận chuyển các dưỡng chất cần thiết, phòng ngừa đau căng cơ.

Nhìn chung, tình trạng đau căng cơ ở mức độ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, bất cứ khi nào người bệnh có triệu chứng đau ngày càng tăng, làm hạn chế vận động hoặc thậm chí không thể đi lại, thì nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và đề ra phương pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay, Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu có thể chữa dứt được tình trạng đau và căng cơ, giúp bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

PR SPORT - CHIẾN THẮNG THÁCH THỨC !

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo