Chào mừng bạn đã đến với PR SPORT !

KỸ THUẬT CHẠY DÀI CỦA LONG MARATHON NHÀ VÔ ĐỊCH CỰ LY 42,195KM TIỀN PHONG MARATHON 2023 HỆ PHONG TRÀO

Đăng bởi Công ty Cổ Phần PR Sport vào lúc 27/03/2023
KỸ THUẬT CHẠY DÀI CỦA LONG MARATHON NHÀ VÔ ĐỊCH CỰ LY 42,195KM TIỀN PHONG MARATHON 2023 HỆ PHONG TRÀO

  Nhà vô địch hệ phong trào tại giải TPM năm nay là một cái tên quen mà lạ, Nguyễn Văn Long, thường được biết đến với biệt danh "Long Marathon". Anh là gương mặt quen thuộc của cộng đồng chạy bộ đường dài suốt 8 năm nay, cũng như rất quen với giải chạy báo Tiền Phong, "chiến trường" anh từng lên ngôi vô địch nhiều lần, trong đó có chiến tích kỷ lục quốc gia cự ly 21km vào năm 2009.

  Gọi là "lạ" bởi đa phần anh góp mặt ở Tiền Phong tại hạng mục "vận động viên chuyên nghiệp", năm nay mới thi đấu ở hệ "phong trào". Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là thành tích 2:44, một tiến bộ rất lớn so với chính bản thân anh. Thành tích này cũng tốt hơn rất nhiều chân chạy khác, những người từng nhanh hơn Long tại các giải marathon năm ngoái trong hệ thống VnExpress.

Với đam mê cùng sự bền bỉ của mình khi theo đuổi marathon, đẳng cấp thực sự của Nguyễn Văn Long đã trở lại.

  A Nguyễn Văn Long chia sẻ :

“ Thật sự để đạt được kết quả hôm nay là Long đã áp dụng đúng chiến thuật và cả may mắn để đạt kết quả nhất chung cuộc phong trào giải báo tiền phong marathon lần 64 tại Lai Châu.Thật sự Long rất vui và giúp Long có thêm sự tự tin cho sắp tới”

 VĐV Nguyễn Văn Long nhận bằng khen tại TPM 2023

A Long cũng chia sẻ về kỹ thuật chạy dài của mình

Mọi Người Đọc và Cảm Nhận

Để đạt " 1giờ08'30/21km" thì ngoài tập luyện đúng phương pháp, nổ lực trong tập luyện thi đấu thì yếu tố giúp Long đạt kết quả tốt là nhờ vào KỸ THUẬT chạy.

Hiện tại trong chạy bộ đường dài (Marathon) chuyên nghiệp hay phong trào đều chọn cho mình một kỹ thuật chạy cho là tốt nhất, ít bị chấn thương và ít tốn năng lượng nhất. Hiện tại chưa có sự thống nhất về kỹ thuật chạy dài, Bản thân Long đã thử các kiểu chạy và đã từng bị chấn thương rất nặng gần như phải từ bỏ môn chạy, nhưng vì niềm đam mê và tương lai không phải gắn liền với nghề nông mãi Long đã quyết tâm tìm ra những kỹ thuật mà phù hợp với Long và thuận theo tự nhiên.

HIỆN TẠI

Thật sự khi được biết kỹ thuật của Long hiện tại chưa có sách vở nào ghi cả, nhưng Long cảm thấy nếu kỹ thuật của Long phù hợp với Long thì cũng có thể sẽ phù hợp với những bạn khác, nên hôm nay Long mới viết và phân tích kỹ thuật của Long cho các bạn.

CÂU HỎI & TỰ TRẢ LỜI

- Khi đi bộ bạn tiếp đất bằng gì?

1. Mũi chân?

2. Bàn chân?

3. Dưới gót?

4. Sau gót?

- Giày chạy bộ thiết kế giảm chấn và hỗ trợ lực nằm nhiều ở phần nào?

1. Mũi giày?

2. Gót giày?

- Đôi giày phần nào nặng nhất?

1. Mũi giày?

2. Gót giày?

- Phụ nữ đi giày cao gót có phải bị đau ở những phần này không?

1. Các đầu ngón chân, lòng bàn chân, cổ chân, bấp chân, gối và lưng?

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

I/ Đổ Người :

- Cơ thể luôn giữ ở tư thế đổ ở góc 85°, người giữ thẳng từ Đỉnh đầu xuống Dưới Gót.

- Không gập bụng, không đẩy bụng về trước.

II/ Đánh Tay:

- Tay luôn để vuông góc 90° ở cùi chỏ.

- Tay đánh không cao hơn ngực, không thấp hơn thắc lưng quần.

- Hai tay đánh vào giữa tâm người.

- Hai tay đánh ôm sát vào hông, không đánh hai tay song song và không đẩy cùi chỏ ra ngoài khi đánh tay về sau.

III/ Vai:

- Vai giữ khi đánh tay.

- Hai vai luôn luôn thả lỏng.

- Không nâng vai lên khi chạy.

IV/ Chân:

- Không nâng đùi cao khi chạy vì tốn sức nhanh mỏi.

- Khi đưa chân về trước lúc chân ở " trên không" gối nằm sau gót, để chân đá về trước một cách tự nhiên không với chân về trước.

- Chân sau lúc này gối nằm trước gót, ở gối mở góc 140°, không phất gót chân cao sẽ làm nhanh mỏi chân và mất thời gian thu chân.

- Khi chân trước " chân chạm đất" thì gối luôn luôn nằm trước gót.

V/ Bàn Chân Tiếp Đất :

- Gót sẽ chạm đất đầu tiên (dưới gót chứ không phải sau gót), sau đó lăng từ gót qua bàn chân, qua mũi chân và cho tới đầu mũi chân.

- Khi tiếp đất như vậy thì sẽ giảm chấn khi gót chân tiếp đất, khi phản lực của gót lúc đầu tác động xuống đất phản hồi thì khi lúc này gót đã chuyển qua phần bàn chân thì khi đó phản lực sẽ chở thành hỗ trợ lực để đẩy cơ thể về trước.

- Khi tiếp đất bằng gót lúc này góc ở cổ chân bị ép (thu từ 90° xuống 85°)lại khi chuyển qua bàn và mũi chân thì khi bị ép lại thì tạo thêm lực đẩy mạnh hơn (theo kiểu lò xo bị ép).

VI/ Mắt :

- Mắt luôn nhìn thẳng về trước tầm 50m, không cuối đầu, không ngước đầu lên.

- Khi cuối đầu làm căng phần sau gáy, làm khó thở và làm gập người lại ở phần bụng làm thâm trên đè lên gối.

- Ngước đầu lên làm mỏi cổ và làm thẳng người và đẩy bụng về trước.

VII/ Tổng Thể :

- Kết hợp các kỹ thuật lại, khi cơ thể đổ ở góc 85° thì làm cho cơ thể di chuyển về trước một cách tự nhiên không tốn nhiều sức, khi cơ thể đổ về trước đồng thời khi gót tiếp đất sẽ tự chuyển qua bàn và quá mũi chân theo cách tự nhiên.

VĐV Nguyễn Văn Long vô địch  tại giải TPM 2023

P/S:

- Kỹ thuật chạy bộ không khác gì nhiều với kỹ thuật đi bộ bình thường, đi bộ luôn có một điểm chạm đất, còn chạy có thời gian hai chân ở trên không.

- Hiện tại giày chạy bộ đường nhựa của nhiều ông lớn như Adidas hay Nike phần giảm chấn và hỗ trợ lực nhiều nhất nằm ở gót, vì vậy gót giày là phần nặng nhất của đôi giày.

- Mong là kỹ thuật của Long phù hợp với các bạn. Long chúc các bạn chạy vui khỏe ít bị chấn thương nhất. 

Nguồn : Nguyễn Văn Long

PR SPORT - CHIẾN THẮNG THÁCH THỨC !

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo